Lá Cây Bàng, một loại cây quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ mang lại bóng mát mà còn chứa đựng nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, lá bàng có tính mát, vỏ cây và quả có tác dụng làm săn da và niêm mạc. Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, chữa lành vết thương và chống bệnh đái tháo đường của lá cây bàng.
Hình ảnh lá bàng
Kháng khuẩn mạnh mẽ từ lá cây bàng
Vi sinh vật có hại là tác nhân gây ra nhiều bệnh tật và tử vong. Mặc dù nhiều loại thuốc điều trị đã ra đời, một số lại có tác dụng phụ có hại. Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học đã quan tâm đến các nguồn tự nhiên có sẵn, trong đó có lá cây bàng.
Các chất chiết xuất từ cloroform cũng như methanol của lá bàng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt chống lại các vi sinh vật gram dương và gram âm. Chiết xuất cloroform của rễ cây bàng cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Chiết xuất từ methanol của rễ cây bàng thể hiện nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 0.065mg/ml đối với Escherichia coli và dịch chiết cloroform có MIC là 0.4mg/ml đối với Staphylococcus aureus.
Các chất chiết xuất từ nước và methanol của lá cây bàng cho thấy mức độ hoạt động khác nhau chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas testosteroni, Pseudomonas pseudoalcaligenes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus subflava, Proteus mirabilis, Proteus Vulgaris, Proteus morganii, Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Citrobacter freundii, Micrococcus flavus, Alcaligenes faecalis, Enterobacter aerogenes, Salmonella typhimurium, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Streptococcus faecalis, Streptococcus cremoris, Streptococcus agalactiae và nấm Candida tropicalis.
Một nghiên cứu của Akharaiyi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cây bàng. Lá cây bàng ở các giai đoạn khác nhau được chiết xuất bằng cách sử dụng nước và được sử dụng để chống lại các vi sinh vật gây hại khác nhau. Kết quả cho thấy lá cây bàng có khả năng hoạt động chống lại các sinh vật khác nhau.
Tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả
Vai trò của tình trạng viêm trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh khác nhau đã được đặc biệt quan tâm. Các thuốc có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng trên toàn thế giới như một phương thuốc chữa các tình trạng viêm khác nhau gây rối loạn. Các hợp chất polyphenolic, triterpenoid và các hợp chất hóa học khác được tìm thấy trong thực vật có thể chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống viêm.
Chiết xuất ethanol từ lá của cây bàng có tác dụng chống viêm trong nghiên cứu gây phù tai do 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA) gây ra ở cả mô hình động vật cấp tính và mãn tính. Quy trình phân đoạn dựa trên xét nghiệm sinh học cho thấy hoạt tính tập trung vào phần cloroform và phần này có axit ursolic và 2alpha, 3beta, axit 23-trihydroxyurs-12-en-28-oic và cũng thể hiện khả năng hoạt động chống viêm mạnh.
Khả năng chữa lành vết thương đáng kể
Vết thương là sự mất đi hoặc phá vỡ tổ chức và chức năng của các mô sống. Tình trạng kháng thuốc và độc tính của thuốc đã trì hoãn sự phát triển của các chất kháng khuẩn tổng hợp để điều trị vết thương. Một số loại cây có hoạt tính dược lý hiệu quả có thể cung cấp các phương pháp điều trị thay thế lành mạnh hơn cho vết thương.
Một nghiên cứu của Khan và cộng sự đã thực hiện chứng minh rằng việc bôi thuốc mỡ từ cây bàng lên vết thương cho thấy vùng vết thương giảm 97% khi so với nhóm chứng (81%) và thuốc mỡ betadine là thuốc tiêu chuẩn. Thuốc mỡ từ cây bàng giúp thúc đẩy quá trình biểu mô hóa nhanh hơn và chữa lành vết thương đáng kể.
Tiềm năng chống bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính kéo dài suốt đời do cơ thể sản xuất insulin không đủ hoặc các tế bào đồi kháng với insulin. Gần đây, tầm quan trọng và hiệu quả của thuốc thảo dược liên quan đến bệnh đái tháo đường đã được quan tâm.
Năm 2019, Natarajan Divya và cộng sự thực hiện nghiên cứu nhằm xác định tác dụng chống bệnh đái tháo đường của lá cây bàng trên mô hình chuột được gây bệnh bằng streptozotocin. Hai nồng độ khác nhau của chiết xuất ethanol từ lá cây bàng (300 và 500mg/kg) được sử dụng để điều trị chuột mắc bệnh đái tháo đường và các thông số sinh hóa được phân tích trong các mẫu máu.
Tác dụng của lá bàng lên bệnh đái tháo đường
Kết quả điều trị bằng thảo dược được so sánh với thuốc tiêu chuẩn glibenclamide. Kết quả cho thấy chiết xuất ethanol (500mg/kg) có tác dụng chống bệnh đái tháo đường đáng kể bằng cách thay đổi đường huyết, huyết sắc tố glycosyl hóa, glycogen gan, glucose 6-phosphatase, fructose 1,6-bisphosphatase, glucokinase, aspartate transaminase, alanine transaminase, kiềm phosphatase, urê, axit uric và nồng độ creatinine, đồng thời tăng mức insulin.